Nghiệp vụ khi khách hàng trả lại hàng (hàng bán bị trả lại)

Với nghiệp vụ hàng bán bị trả lại thì thực hiện như thế nào tại phần mềm Dân Trí Soft và công thức tính toán cấn trừ công nợ, giá vốn hàng bán, sổ quỹ tiền... sẽ được tính toán như thế nào?
NGHIỆP VỤ HÀNG BÁN BỊ TRẢ LẠI VỚI BÁN SỈ


Ví dụ minh họa:
(1) Vào ngày 01/04/2020 ông Cao Trung Hiếu mua đơn hàng trị giá 100 triệu đồng và ghi nhận công nợ (công nợ kỳ trước là 0 đồng).
(2) Đến ngày 05/04/2020 ông Cao Trung Hiếu phát hiện đơn hàng bị lỗi một số mã hàng & ông liên hệ với chúng ta để trao đổi và mong muốn gửi trả lại kiện hàng đó. Chúng ta đồng ý thu lại lô hàng bị lỗi này ngay trong ngày 05/05 luôn với tổng giá trị thu lại là 30 triệu đồng.
Thực hiện nghiệp vụ hàng bán bị trả lại này và mô tả các số liệu được thay đổi như thế nào trong các báo cáo kinh doanh.

Cách làm: về nguyên lý thì đây giống như là một nghiệp vụ cấn trừ công nợ phải thu khách hàng, từ đó các công thức như hàng nhập kho, giá vốn, sổ quỹ tiền sẽ được tự động thay đổi đúng với hạch toán.
Ngày 01/04/2020 ta lên đơn hàng ở màn hình bán sỉ cho ông Cao Trung Hiếu với giá trị 100 triệu đồng.
=> Khi lên hóa đơn sỉ thì hàng hóa được xuất kho, công nợ phải thu của khách hàng tăng thêm 100 triệu.
Ngày 01/04/2020 lên hóa đơn bán sỉ ghi nhận công nợ cho ông Cao Trung Hiếu 100 triệu đồng
Báo cáo công nợ phải thu của khách hàng Cao Trung Hiếu là 100 triệu
Ngày 05/04/2020 ta lập một phiếu hàng bán bị trả lại với số tiền 30 triệu đồng.
Thực hiện nghiệp vụ hàng bán bị trả lại với khách hàng Cao Trung Hiếu
=> Với nghiệp vụ nhập hàng bán bị trả lại: theo công thức tính toán tự động của phần mềm thì có các số liệu sau sẽ thay đổi:
- Phần mềm sẽ hiểu đây là một nghiệp vụ nhập kho (tức mua lại hàng từ khách hàng): nghĩa là số lượng tồn kho tăng, giá vốn thay đổi theo công thức bình quân gia quyền.
- Đã thực hiện ẩn một nghiệp vụ cấn trừ công nợ phải trả cho khách hàng, tức ông Cao Trung Hiếu đang nợ 100 triệu nay được giảm trừa công nợ là 30 triệu nên công nợ sau khi kết thúc nghiệp vụ hàng bán bị trả lại của ông Cao Trung Hiếu chỉ còn 100 - 30 triệu = 70 triệu.
Báo cáo công nợ phải thu của ông Cao Trung Hiếu sau khi thực hiện hàng bán trả lại

NGHIỆP VỤ HÀNG BÁN BỊ TRẢ LẠI VỚI BÁN LẺ
Ví dụ minh họa:
(1) Vào ngày 01/04/2020 bán đơn hàng bán lẻ trị giá 1 triệu đồng.
(2) Đến ngày 12/04/2020 thì khách hàng đem hàng đến và muốn trả lại vì không có nhu cầu, cửa hàng thì có chính sách đổi/trả trong 15 ngày chẳng hạn, thu lại món hàng đúng với giá bán lẻ là 500.000đ.
Hãy thực hiện nghiệp vụ hàng bán bị trả lại này và mô tả các số liệu được thay đổi như thế nào trong các báo cáo kinh doanh.

Cách làm: về nguyên lý thì đây giống như là một nghiệp vụ mua hàng lại từ khách hàng lẻ, từ đó các công thức như hàng nhập kho, giá vốn, sổ quỹ tiền sẽ được tự động thay đổi đúng với hạch toán.
(1) Ngày 01/04/2020 ta lên đơn hàng ở màn hình bán lẻ bình thường cho đơn hàng 1 triệu đồng.
Lập hóa đơn bán lẻ trị giá 1 triệu đồng
(2) Ngày 12/04/2020 khi khách đem hàng đến trả lại thì ta:
- Một là, lập một phiếu hàng bán bị trả lại với thông tin hàng hóa & giá thu lại.
Lập nghiệp vụ hàng bán bị trả lại với giá trị 500.000 đồng
=> Với nghiệp vụ hàng bán bị trả lại với khách lẻ này thì phần mềm tự động ghi nhận: xem đây như một phiếu nhập kho với giá vốn bằng giá hàng được thu lại & phát sinh một phiếu ghi nhận công nợ phải trả cho khách lẻ.
Xem báo cáo công nợ phải thu của khách hàng sẽ thấy phát sinh công nợ khách lẻ giảm 500.000đ.
- Hai là, lập tiếp một phiếu chi tiền theo phân loại Chi KH trả hàng (chi khách hàng trả hàng) với số tiền đúng với tiền ta trả lại cho khách.
Lập phiếu chi tiền theo loại Chi KH trả hàng để phản ánh liên quan đến tiền
=> Với nghiệp vụ chi tiền theo phân loại Chi KH trả hàng này thì: sổ quỹ tiền giảm xuống & công nợ phải trả cho khách lẻ bị cấn trừ.
Sau khi lập phiếu chi trả lại tiền cho khách lẻ thì báo cáo công nợ phải thu khách hàng đã thay đổi

Để được hỗ trợ sử dụng phần mềm tốt hơn, hãy tham dự vào cộng đồng người sử dụng phần mềm miễn phí vĩnh viễn của Dân Trí Soft tại group www.facebook.com/groups/SME.Software